GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC MỘC CHÂU TỈNH SƠN LA
Mộc Châu là một huyện miền núi nằm phía Đông Nam của tỉnh Sơn La, cách Hà Nội 300km về hướng Tây Nam. Hướng Đông của huyện Mộc Châu giáp huyện Vân Hồ, hướng Nam giáp với tỉnh Huaphanh nước Lào, hướng Tây là huyện Yên Châu, hướng Bắc là huyện Phù Yên.
Huyện Mộc Châu có 02 thị trấn là thị trấn Nông trường Mộc Châu và thị trấn Mộc Châu. Trong đó: Thị trấn nông trường Mộc Châu có diện tích 97,93 km2, dân số 25.849 người, mật độ dân cư 264 người/km2, gồm 37 bản, tiểu khu; Thị trấn Mộc Châu: Có diện tích 11,13 km2, dân số 10.682 người, mật độ dân cư 960 người/km2, gồm 15 bản, tiểu khu.
ĐIỂM MẠNH CỦA MỘC CHÂU CHÍNH LÀ DU LỊCH
Chỉ cách Hà Nội 180km, cách thành phố Sơn La 120km, Mộc Châu được ví như cửa ngõ vùng Tây Bắc với điều kiện giao thông thuận lợi, phát triển. Mộc Châu còn có tên gọi khác là Mường Sang, tiếng Thái có nghĩa là “vùng đất sương mù quanh năm lạnh giá”.
Cái tên ấy nói lên điều kiện địa hình và khí hậu lý tưởng để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, trải nghiệm… Cùng với hệ thống di tích, cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và sự đa dạng văn hóa của 12 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho cao nguyên Mộc Châu.
Có thể kể tới những thắng cảnh nổi tiếng như động Sơn Mộc Hương, đồi thông Bản Áng, thác Dải Yếm, Khu bảo tồn quốc gia Xuân Nha, đỉnh Phiêng Luông, hang Dơi…
CHI TIẾT TÀI NGUYÊN DU LỊCH MỘC CHÂU
Hệ sinh thái đa dạng, trong đó đặt biệt là vùng thảo nguyên cảnh quan đẹp (đồng cỏ, vườn hoa), khí hậu ôn hòa, với các điểm danh thắng Ngũ Động bản Ôn, thác Dải Yếm, đỉnh Pha Luông, khu hồ sinh thái rừng thông bản Áng, đồi chè, vườn đào, vườn mận, trang trại chăn nuôi bò sữa…
Phong tục tập quán với lễ hội của người Mông, nét văn hóa người Mường và nếp sống của đồng bào Thái rất hấp dẫn du khách, nhất là ngày Hội văn hóa các dân tộc được tổ chức từ ngày 30/8 đến ngày 02/9 hàng năm, lễ hội Hết Chá, Cầu Mưa được tổ chức vào tháng 3 hàng năm; Ngày hội hái quả tổ chức vào tháng 5 hàng năm…
Có các di tích lịch sử văn hoá: Chùa Vặt Hồng; Văn bia trung đoàn Tây Tiến; Di tích lịch sử Bác Hồ nói chuyện với nhân dân Mộc Châu; di tích lịch sử văn hóa nơi Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ công nhân Nông Trường Mộc Châu; di tích lịch sử Văn bia Trung đoàn 83 quân tình nguyện Việt Nam – Lào; Di tích lịch sử bia căm thù Khu 64; Di tích lịch sử bia căm thù Km 70; Di tích lịch sử đồn Mộc Lỵ…
PHÂN TÍCH KHÍ HẬU MỘC CHÂU
Do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa do đặc trưng địa hình nên tại Mộc Châu có thể phân biệt rõ rệt được đặc trưng của 4 mùa trong năm. Mùa hè sẽ có nhiệt độ cao, ẩm thấp vì có lượng mưa lớn. Mùa đông nhiệt độ hạ xuống thấp, gây rét buốt, tại một số thời điểm nhất định có xuất hiện sương muối và băng giá vô cùng ngoạn mục.
Nằm ở độ cao 1.050m so với mực nước biển, nhiệt độ trung bình ở Mộc Châu (Sơn La) chỉ khoảng 18,6oC, quanh năm mát mẻ, trong lành, tạo nên sức hấp dẫn với du khách có nhu cầu nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh đó, sự đa dạng của hệ thống danh lam thắng cảnh giúp Mộc Châu sở hữu nhiều tiềm năng phát triển loại hình du lịch trải nghiệm, khám phá văn hóa.
Được ví như “viên ngọc xanh” của núi rừng Tây Bắc, Mộc Châu hiện đang là điểm đến thú vị đối với nhiều du khách.
PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN MỘC CHÂU
Theo bà Nguyễn Thị Hoa, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu, chỉ riêng tháng 10 năm 2020, Mộc Châu đã đón hơn 75.000 lượt du khách tới tham quan, trải nghiệm. Điều này hứa hẹn nhiều kết quả khả quan về hoạt động du lịch trong một năm được đánh giá là khó khăn, cùng với nhiều ngành kinh tế khác do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. “Để phát triển tốt hơn du lịch trong giai đoạn tới, trong những nhiệm vụ đặt ra cho chúng tôi là làm thế nào các điểm đến du lịch của Mộc Châu phải quản lý tốt, cũng như là phát huy tốt hơn nữa vai trò của các điểm đến du lịch; các cơ sở kinh doanh du lịch cũng phải có chiến lược cho mình để làm thế nào đó hình ảnh của Mộc Châu sẽ đến được với đông đảo người dân hơn. Chúng tôi hy vọng, sau dịch Covid-19 thì du lịch Mộc Châu sẽ phục hồi một cách nhanh chóng”, bà Nguyễn Thị Hoa đánh giá.
Huyện Mộc Châu đang đôn đốc, chỉ đạo các cở sở lưu trú, khách sạn, Homestay thực hiện nghiêm các phương án phòng, chống dịch Covid-19, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ, không tăng giá tuỳ tiện, chú ý giữ gìn bản sắc văn hoá các dân tộc tại địa phương, tạo những nét độc đáo riêng biệt, xứng đáng Mộc Châu là điểm đến hàng đầu trên cung đường khám phá vùng Tây Bắc hùng vĩ và tươi đẹp.
===> BDS Thế Giới Tương Lai chúng tôi đánh giá mũi nhọn phát triển kinh tế chủ lực của Mộc Châu là du lịch và lãnh đạo tại Mộc Châu cũng xác định điều đó.
GIÁ NHÀ ĐẤT VÀ PHÁP LÝ TẠI MỘC CHÂU
Giá đất của Mộc Châu nếu theo đất nông nghiệp trong các khu rẫy xa dân cư không có người ở thì có khi chỉ 200 đến 700 triệu triệu trở lên cho 1 hecta. Càng gần vị trí thị trấn Mộc Châu gần các khu du lịch đã nổi tiếng thì từ 250 triêu 1m ngang đến 1 tỷ 1 m ngang. Pháp lý đều có sổ, nếu đất trích lục giá sẽ còn rẻ nữa. Vẫn như khuyến cáo cũ, khi đi mua đất khách hàng cần kiểm tra tại địa chính và sở tài nguyên để tránh mua phải đất tranh chấp.
===> Đánh giá của BDS Thế Giới Tương Lai do vì Mộc Châu đã phát triển hình thành du lịch cho nên giá cả ở gần vị trí du lịch đã tăng khá cao. Cho nên để đầu tư về Mộc Châu bạn phải chấp nhận đi xa và vào sâu hơn để có thể tìm được vị trí đất rẻ. Tất nhiên đồng nghĩa ít dân cư. Tuy nhiên nó lại phù hợp cho ai làm farmstay và thích sự yên tĩnh.