PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN LÂM HÀ – LÂM ĐỒNG

GIỚI THIỆU SƠ LƯƠC VỀ LÂM HÀ

Lâm Hà nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Lâm Đồng, phía Bắc giáp với huyện Đam Rông, phía Nam giáp huyện Di Linh, phía đông và đông nam giáp với thành phố Đà Lạt, huyện Đức Trọng và phía Tây tiếp giáp tỉnh Đắk Nông với diện tích tự nhiên là 60,000ha chiếm 10% diện tích của tỉnh Lâm Đồng.

Tiềm Năng Du Lịch tại Lâm Hà

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Lâm Hà có nhiều tiềm năng và lợi thế trong phát triển kinh tế – xã hội trên tất cả các lĩnh vực: nông lâm thủy sản; công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ, du lịch.
Huyện Lâm Hà được chia thành 16 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 2 thị trấn: Đinh Văn (huyện lị), Nam Ban và 14 xã: Đạ Đờn, Đan Phượng, Đông Thanh, Gia Lâm, Hoài Đức, Liên Hà, Mê Linh, Nam Hà, Phi Tô, Phú Sơn, Phúc Thọ, Tân Hà, Tân Thanh, Tân Văn.

Bản Đồ Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng

Lâm Hà cách Đà Lạt tầm 1 tiếng 16 phút đi bằng oto. Với lợi thế có sân bay Liên Khương thì khách có thể di chuyển từ Hà Nối hoặc Sài Gòn vào đến Lâm Hà chỉ mất 1 giờ bay.

PHÂN TÍCH VỀ KINH TẾ PHÁT TRIỂN HUYỆN LÂM HÀ

Hơn 30 dân tộc sống đan xen giữa vùng địa hình đa dạng, khí hậu ôn hòa, hệ sinh thái tự nhiên phong phú, cùng nhiều tài nguyên đa dạng về lịch sử, văn hóa bản địa giúp Lâm Hà có tiềm năng lớn để phát triển du lịch.
==> Tuy nhiên, trong những năm qua, ngành du lịch – dịch vụ của huyện vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và thế mạnh hiện có.

Chùa Linh Ẩn Tự với tượng Phật Bà Quán Thế Âm lớn nhất Việt Nam cao 71m

Nếu như Đà Lạt đã quá phát triển khiến người ta đôi khi nuối tiếc chút gì đó hoang sơ của phố núi thì đi du lịch Lâm Hà, bạn sẽ được tận hưởng trọn vẹn cảm giác mê đắm bởi những mảng xanh diệu kỳ và những điều thú vị chờ đón.
Tuy chưa có kế hoạch và định hướng thu hút đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn huyện, nhưng các cơ sở sản xuất kinh doanh đã quan tâm đầu tư phát triển và thu hút được khách du lịch với quy mô đầu tư khá lớn.

Cơ sở nấu rượu gạo Kiết Tường (xã Mê Linh)

Tình hình phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch :

  • Du lịch nghỉ dưỡng: có điểm du lịch nghỉ dưỡng Hồ Gia Trang.
Hồ Gia Trang tại Lâm Hà
  • Du lịch tham quan tại khu du lịch Thác Voi; du lịch tâm linh chùa Linh Ẩn.
Thác Voi tại Lâm Hà
  • Du lịch làng nghề: tại Làng nghề dệt thổ cẩm (xã Đạ Đờn); Làng nghề dâu tằm tơ Hùng Vương tại thôn Đông Anh 3 (thị trấn Nam Ban); Làng nghề dâu tằm tơ tại thôn Đông Anh 5 (thị trấn Nam Ban).
  • Du lịch nông nghiệp: đang phát triển mạnh tại các điểm du lịch :
    • Công ty cổ phần Long Đỉnh (xã Phúc Thọ) với sản phẩm du lịch tham quan mô hình trồng trọt, sản xuất, thu hoạch, chế biến chè, thưởng thức nước uống, thức ăn được chế biến từ chè
    • Doanh nghiệp tư nhân sản xuất tơ lụa và dịch vụ du lịch Cường Hoàn (thị trấn Nam Ban): tham quan tìm hiểu mô hình nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa
    • Trại dế Thiên An (xã Mê Linh): tham quan, tìm hiểu mô hình nuôi dế, thưởng thức các món ăn được chế biến từ dế.
    • Cơ sở nấu rượu gạo Kiết Tường (xã Mê Linh): tham quan và tìm hiểu về quy trình nấu rượu truyền thống
    • Trang trại cà phê Mê Linh (xã Mê Linh): tham quan, tìm hiểu về quy trình trồng, chăm sóc cà phê chồn và thưởng thức cà phê chồn.
    • Du lịch thể thao mạo hiểm: chèo thuyền vượt ghềnh thác trên sông Đạ Đờn, đạp xe đạp theo tuyến du lịch Tà Nung – Nam Ban.
Đèo Tân Thanh săn mây

===> BDS Thế Giới Tương Lai xin trích lời của Ông Đinh Đức Chí – Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Hà: “Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng, gần gũi với thiên nhiên tại Lâm Hà là rất lớn, tuy nhiên, việc định hình cho các loại hình chưa thực sự rõ nét, chưa nổi bật được những nét đặc trưng của địa phương. Hạn chế lớn nhất hiện tại được xác định là thiếu các nguồn đầu tư tiềm năng, thu hút đầu tư chưa thực sự xứng tầm”

Lâm Hà sở hữu đất phù sa và bazan màu mỡ thích hợp trồng các cây công nghiệp và cây hoa màu ngắn ngày.
===> Phát triển nông nghiệp hợp lý, dành cho ai có nhu cầu làm về Farmstay.

Mô Hình Farmstay rất phù hợp tại Lâm Hà

PHÂN TÍCH KHÍ HẬU TẠI LÂM HÀ

Lâm Hà là một huyện miền núi, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có độ cao trên 800m so với mặt nước biển, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 280C, biên độ dao động nhiệt giữa ngày và đêm lớn, nắng nhiều, độ ẩm không khí trung bình 80%, địa hình đồi núi dốc tạo nhiều sông suối nên khí hậu ở Lâm Hà mang đặc điểm của khí hậu cận ôn đới, á nhiệt đới rất mát mẻ. Nhiệt độ trung bình ở đây từ 11 đến 25 độ C.

Lâm Hà cao so với mực nước biển từ 800m đến 1000m

Cũng giống như Đà Lạt hay một số khu vực lân cận, Lâm Hà có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Theo đó mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, mùa mưa là từ tháng 4 đến tháng 10 hằng năm.
Đặc trưng khí hậu ở Lâm Hà mát mẻ quanh năm, tuy nhiên mùa mưa ở đây khá triền miên nên thời điểm lý tưởng nhất để du lịch Lâm Hà – Lâm Đồng là mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau bởi tiết trời mát mẻ, thuận lợi cho việc di chuyển, tham quan và khám phá.

===> Đánh giá với Nhiệt độ trung bình ở đây từ 11 đến 25 độ C thì rất phù hợp nghỉ dưỡng.

PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN TẠI LÂM HÀ

Năm 2021, lần đầu tiên huyện Lâm Hà xây dựng Đề án phát triển du lịch trên địa bàn đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Lãnh đạo huyện cho rằng, đề án chính là kim chỉ nam để du lịch được phát triển đúng hướng và có quy hoạch.
Theo đó, địa phương này xác định mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, nhằm khai thác hiệu quả lợi thế của địa phương, tạo động lực thúc đẩy các ngành và lĩnh vực khác, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế.
Phát triển du lịch bền vững gắn liền với sản xuất nông, lâm nghiệp và phát triển thương mại; giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trường; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Bảo đảm hài hòa giữa khai thác phát triển du lịch với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Chú trọng phát triển du lịch văn hóa, gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các vùng miền và dân tộc trên địa bàn.
===> Tóm tắt lại phát triển du lịch bền vững gắn liền với sản xuất nông, lâm nghiệp và phát triển thương mại từ 2021 đến 2025 là mục tiêu mũi nhọn.

Thác Voi từ góc nhìn khác tại Lâm Hà

Trong giai đoạn 2021 – 2025, huyện Lâm Hà dự kiến kêu gọi đầu tư 22 dự án thuộc các lĩnh vực gồm:

  • Lĩnh vực nông nghiệp: 04 dự án gồm: Dự án Xây dựng trang trại thông minh trồng nhân sâm tại xã Đạ Đờn; Dự án nhập nội, lai tạo các giống hoa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu tại xã Phúc Thọ; Dự án sản xuất trứng giống tằm tại xã Gia Lâm; Dự án Trang trại chăn nuôi heo nái công nghiệp cao tại xã Phi Tô; Dự án sản xuất cà phê Robusta hữu cơ tại xã Nam Hà.
  • Lĩnh vực đầu tư hạ tầng và khu dân cư: 04 dự án gồm: Dự án mở rộng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp Đinh văn mở rộng tại TDP Soan, thị trấn Đinh Văn; Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu dân cư phía đông thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà; Dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng mở rộng khu đô thị mới thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà và Dự án Đầu tư hạ tầng khu dân cư dọc tuyến đường Đinh Văn – Đạ Đờn, huyện Lâm Hà.
  • Lĩnh vực công nghiệp chế biến: 02 dự án gồm: Dự án xây dựng nhà máy chế biến cà phê nhân tại Cụm công nghiệp Đinh Văn và Dự án xây dựng nhà máy chế biến hạt Mắc ca tại Cụm công nghiệp Đinh Văn.
  • Lĩnh vực du lịch: 03 dự án gồm: dự án Khu du lịch sinh thái Thác Voi tại thị trấn Nam Ban và xã Gia Lâm; Dự án Khu du lịch hồ Phúc Thọ tại xã Phúc Thọ và dự án Khu du lịch hồ Gia Trang tại xã Liên Hà.
  • Lĩnh vực thương mại: 06 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng các Chợ hạng 3 tại các xã: Liên Hà, Đan Phượng, Nam Hà, Mê Linh, Đông Thanh, Phi Tô và 01 dự án xây dựng siêu thị tổng hợp tại thị trấn Đinh Văn.
  • Lĩnh vực vận tải: 01 dự án bến xe ô tô khách Nam Ban tại thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà.

===> Cho thấy Lâm Hà đang phát triển hạ tầng với tốc độ rất nhanh.

PHÂN TÍCH GIÁ BÁN VÀ PHÁP LÝ NHÀ ĐẤT TẠI LÂM HÀ

Giá đất nông nghiệp không thổ cư hay còn gọi đất rẫy giao động từ 90 ngàn 1m2 thường bán theo hecta. Vị trí đất có view như view sông, hồ thì rơi vào 300 ngàn đồng /m2 còn nếu giáp sông thì 500 ngàn đồng/ m2. Nếu giáp hồ mà khu dân cư đông thì rơi vào 1 triêu/ m2. Nếu đất thổ cư ngay trong trung tâm thị trấn thì giá từ 1,5 triệu đến 3 triệu / m2 với diện tích từ 100m2 đến 1000m2. Bên Lâm Hà vẫn có khu vực đang đất trích lục chưa sổ thì giá sẽ rẻ tầm 60 ngàn /m2. Còn đất đã sổ và thổ cư thì thường đã ổn định tuy nhiên khi mua, người mua vẫn phải gọi công ty đo đạc kiểm tra lại vị trí mốc ranh để tránh tranh chấp vì dù có sổ nhưng vài nơi do địa chính chỉnh sai nên dẫn đến trồng lấn tọa độ.

Một Quyển Sổ Đất tại Lâm Hà

===> Với mức giá đất như vầy, BDS Thế Giới Tương Lai đánh giá đây vẫn là vùng đất tiềm năng cả về định cư ở hoặc nghĩ dưỡng hay đầu tư lâu dài. Vì Lâm Hà được thiên nhiên ưu đãi khá nhiều điều kiện thuận lợi. Chỉ còn chờ sự phát triển của dự án và cải thiện hạ tầng thì tốc độ tăng giá sẽ rất mạnh. Những bạn trẻ yêu thích Đà Lạt nhưng không đủ điều kiện tài chính vẫn có thể mua nhà ở Lâm Hà vì hợp túi tiền và thời gian di chuyển qua Đà Lạt vui chơi cũng ngắn.

Chuyển lên trên