Giỏ hàng hiện tại chưa có sản phẩm nào!
[ SỰ NGÂY THƠ CỦA NGƯỜI MUA VỚI HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN CÔNG CHỨNG ĐẤT ĐỒNG SỞ HỮU ]
Đất đồng sở hữu thường rẻ hơn rất nhiều so với giá thị trường.Đối tượng chịu tổn thương nhiều nhất là công nhân, người ít tiền chỉ với mong mỏi có 1 nơi để tiện gần chỗ làm Chính vì rẻ nên rủi ro pháp lý của loại đất này cũng càng lớn.Nhưng rất ít người hiểu được pháp lý của loại hình này.
Cứ nghĩ bỏ vài trăm triệu đến 1 tỷ là mình cứ ở ai đuổi được mình. Cho tới khi xảy ra tranh chấp mới vỡ lẽ ra là mình bên phía yếu thế đến thế nào.Hiện tại các trường hợp này xảy ra rất nhiều ở Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai…
CÁI BÀI ĐĂNG THƯỜNG SẼ LÀ :
Bán nhà hoặc đất đồng sở hữu. Mua bán hợp đồng công chứng ủy quyền. Giá 1 tỷ xxx BẢN CHẤT CỦA ĐẤT ĐỒNG SỞ HỮU :Là nhiều người cùng mua chung 1 mảnh đất lớn rồi viết tay thoả thuận với nhau diện tích mỗi người sử dụng là bao nhiêu. Hiện giờ thì hiện đại hơn nhờ công ty đo đạc vào vẽ từng trích lục rồi ký tay xác định ranh để không phải tranh chấp. Để bán sang tên cho mảnh đất đó thì tất cả người đứng tên chung sổ phải đồng ký bán. Nếu 1 trong nhiều người đó không bán thì cũng không sang tên được.
Cho nên mới đẻ ra hình thức mua bán công chứng ủy quyền. Dành cho ai chỉ muốn bán phần của mình mà không cần lôi mấy người còn lại trong sổ.
BẢN CHẤT CỦA HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN CÔNG CHỨNG :
Là hợp đồng ủy quyền sử dụng đất. Không có giá trị về mặc sở hữu tài sản trên đất. Không được để thừa kế. Không được nhà nước bảo hộ. RỦI
RO KHI MUA HÌNH THỨC CÔNG CHỨNG ỦY QUYỀN :
1 – Khi nhà nước thu hồi đất thì nhà nước chỉ gọi người đứng tên trên sổ đất. Còn người ủy quyền đi kiếm chủ đất trên sổ mà đòi tiền
2 – Một trong hai chủ thể tử vong thì hợp đồng mặc nhiên vô hiệu. Nếu người tử vong là người đang đứng trên sổ thì người thừa kế sẽ có thể tranh chấp với người mua hợp đồng ủy quyền.
3. Hình thức mua bán công chứng ủy quyền này cũng không khác gì mua bán giấy tay là mấy. Nhưng đa số người mua chỉ nghĩ đơn giản ra ngoài phòng công chứng làm ủy quyền rồi là xong mà cũng không có ràng buộc gì thêm 1 hợp đồng giấy tay bên ngoài. Dẫn đến khi tranh chấp lại không có giấy tờ gì chứng minh mình đã đưa tiền mua.
4. Đa số đất đồng sở hữu là do bị vướng không đủ điều kiện tách sổ. Thường rơi vào đất nông nghiệp. Sau khi tách đồng sở hữu thì họ xây lén nhà lên. Sau 1 vài năm thay đổi lãnh đạo tỉnh và chính sách thì lãnh đạo lại phát động chiến dịch đi đập nhà xây trái phép dẫn đến mất nhà. Hiện tượng này đang xảy ra tại Thành Phố Vũng Tàu.
5. Từ 1/7/2014 trở đi các hợp đồng mua bán nhà đất viết tay được xem là không có hiệu lực ( vô hiệu). Nhưng rất ít người biết về vấn đề này. Họ vẫn cứ mua bán viết tay với nhà đồng sở hữu và kèm theo hợp đồng ủy quyền công chứng. Cứ tưởng như thế là xong chỉ êm ấm cho tới khi xảy ra tranh chấp.
Sơn viết bài này để cảnh tỉnh những ai cứ nhắm mắt làm liều mua đại mà không tìm hiểu kĩ. Nếu bạn hỏi vậy chứ ít tiền sao mua được ở đâu nữa.
Sơn nói thật vẫn còn đầy chỗ để mua. Chịu khó đi xa đi kiếm đất vùng ven khác có sổ sách rõ ràng. Nếu khu vực bạn đang sống giá quá cao thì đừng cố mà mua cho kì được 1 căn nhà. Đi thuê vẫn là lựa chọn tốt vì giá thuê việt nam còn rẻ. Bạn cứ mua ở xa sau khi biết đâu giá đất tăng cao.
Bạn vẫn có thể bán chuyển đổi về nơi bạn cần mua. Nên nhớ tốc độ tăng giá mỗi vùng khác nhau không có giống nhau. Đơn cử khách của Sơn cũng không đủ tiền mua đất trong thành phố. Ảnh đi mua ven xa xa sau khi tìm hiểu rồi 2022 ảnh bán đi và dư tiền mua luôn nhà tại thành phố.Đây chỉ là 1 ví dụ có nhiều cách để sử dụng nguồn vốn. Lời khuyên của Sơn là hãy tránh xa mua bán kiểu hợp đồng ủy quyền công chứng đất đồng sở hữu nếu bạn không hiểu gì về nó. Để tránh tiền mất tật mang.
– Trần Sơn – TheGioiTuongLai.com