Giỏ hàng hiện tại chưa có sản phẩm nào!
LIỆU TPHCM VÀ ĐBSCL SẼ CÓ NGẬP TRONG NƯỚC? LIỆU TÂY NGUYÊN CÓ TRỞ THÀNH TRUNG TÂM ĐÔ THỊ?
Ngày 29/10/2019, Tổ chức Climate Central (Mỹ) mới đây đưa ra dự báo về 6 thành phố thuộc diện nguy cơ bị nước biển dâng nhấn ngập trước năm 2030 là Amsterdam (Hà Lan), Basra (Iraq), New Orleans (Mỹ), Venice (Italy), TPHCM (Việt Nam) và Kolkata (Ấn Độ).
Theo nghiên cứu mới, vào giữa thế kỷ này, khoảng 150 triệu người sẽ sống trong vùng bị ngập dưới nước biển khi triều cường. Đặc biệt, miền Nam Việt Nam có thể gần như biến mất.
Theo dự báo mới nhất, TPHCM có thể bị “nhấn chìm” trước năm 2030, nhất là khu vực phía Đông nằm cạnh sông Sài Gòn và khu Thủ Thiêm vốn là đầm lầy trũng thấp.
Theo TS Tô Văn Trường, cảnh báo này đáng quan tâm, nhưng không nên hiểu là nó sẽ xảy ra thực sự – làm dư luận bất an. Bởi kết quả dự tính mực nước biển dâng có tính bất định (tính không chắc chắn) rất cao do các mô hình chưa mô tả được một cách đầy đủ và chính xác các quá trình nhiệt động lực học băng (cả băng biển và băng lục địa).
Bản đồ nguy cơ ngập mới nhất của Climate Central chỉ có sự cập nhật số liệu dự tính mực nước biển dâng của IPCC dựa trên nền tảng dữ liệu độ cao với độ chính xác rất thấp so với các nguồn dữ liệu khác như Lidar.
Climate Central: ‘Chúng tôi không hề nói nơi nào bị xóa sổ’
ông Benjamin Strauss, Giám đốc điều hành Climate Central và là đồng tác giả của nghiên cứu, khẳng định: “Trong bài báo tóm tắt kết quả nghiên cứu, chúng tôi đã không nói rằng bất kỳ nơi nào sẽ bị xóa sổ (be wiped out or erased). Chúng tôi chia sẻ những phát hiện mới dựa trên so sánh độ cao của mực nước dự kiến với độ cao của đất”.
Hôm 1/11, đại diện Bộ TNMT đã chỉ ra 3 điểm bất hợp lý trong báo cáo này, bao gồm: Nghiên cứu lấy số liệu của Mỹ để hiệu chỉnh và áp dụng kết quả cho tất cả địa hình trên toàn cầu; dự báo dựa trên việc xây dựng kịch bản nước biển dâng 2 m, khác với kịch bản Ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) phê duyệt và khuyến cáo sử dụng; giả định về kịch bản triều có tần suất 100 năm xuất hiện một lần.
Một nghiên cứu khác vừa được công bố đầu năm nay
trong cùng một tạp chí (Nature) có tiêu đề: “Đồng bằng sông Cửu Long thấp hơn nhiều so với giả định trước đây trong các đánh giá tác động của mực nước biển”.
Bước khả thi và có giá trị tiếp theo mà Chính phủ Việt Nam hoặc các cơ quan khác có thể làm là thu thập dữ liệu độ cao tốt hơn (như dữ liệu trên không – airborne lidar data) cho vùng đất thấp ven biển của cả nước (đặc biệt là ĐBSCL và khu vực quanh Hà Nội); đồng thời, chia sẻ những dữ liệu này rộng rãi với cộng đồng nghiên cứu khoa học.
Bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn của báo như Zing, Vnexpres, Lao Động, Báo Tài Nguyên Môi Trường.
Tóm Lại :
Đầu tiên là không phải toàn bộ TP HCM và ĐB SCL sẽ chìm dưới đáy biển như báo giật tít mà sẽ có khu vực bị ngập lụt lũ lụt. Và nếu Việt Nam không có phương án ứng phó thì điều này xảy ra là chắc chắn. Nhưng hiện tại Chính Phủ đã lên phương án cho vấn đề này.
Điều thứ 2 là chỉ số dự báo của Climate Central là dựa trên chỉ số cực đoan nhất tức là trường hợp xấu nhất sẽ xảy ra. Từ đâu đến đó thì vẫn còn quá nhiều biến số để biết nó có diễn ra như vậy không.
Tuy nhiên, nó cũng đã tác động tâm lý không nhỏ của 1 bô phận người dân hay lo xa, đó là bán nhà thành phố và di chuyển lên các vùng Thành Phố ở Tây Nguyên.
Lưu ý là không phải vùng núi nào của Tây Nguyên cũng ở được, cũng có vùng thấp khi mưa lớn cũng gây lũ. Nhưng nếu về lâu dài thi khả năng Tây Nguyên sẽ là trung tâm đô thị của tương lai.